Cây ngọc ngân là dòng cây cảnh trang trí, decor nội thất trong nhà đẹp. Cây còn mang nhiều về mặt ý nghĩa phong thủy. Phù hợp bài trí nhiều khu vực trong nhà, văn phòng làm việc. Cây ngọc ngân còn thể hiện cho tình yêu lứa đôi, do đó, còn có tên gọi là cây valentine các bạn nhé.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cây ngọc ngân. Bài viết bao gồm nội dung: Đặc điểm, giá bán, ý nghĩa – công dụng, cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân.
Mục Lục Bài Viết
Đặc điểm cây ngọc ngân
- Tên thường gọi: Cây ngọc ngân, cây valentine
- Tên khoa học: Dieffenbachia
- Họ: Araceae
- Nguồn gốc xuất xứ: Nam Mỹ và Tây Á, ngọc ngân được du nhập và nhân giống trồng phổ biến tại Việt Nam từ năm 1957.
Lá có hình bầu dục, mềm và có màu xanh lục với những đốm trắng nổi bậc. Chính sự kết hợp màu sắc lá này mà cây Ngọc Ngân khiến mọi người thích thú ngay những ánh nhìn đầu tiên. Vì vậy mà chúng được trồng rộng rãi.
Cây mọc thành bụi nhỏ. Chiều cao của chúng chỉ tầm khoảng 30 – 50cm. Rễ chúng thuộc dạng rễ chùm, phát triển nhanh chóng.
Để có cái nhìn tổng quan cây ngọc ngân, mời các bạn tham khảo video sưu tầm bên dưới:
Giá bán cây ngọc ngân
Giá bán cây ngọc ngân khá rẻ so với các dòng cây cảnh nội thất, phong thủy. Chỉ dao động từ 35k-60k/1 cây ngọc ngân.
Ý nghĩa – ứng dụng cây ngọc ngân
- Cây ngọc ngân mang ý nghĩa decor nhà cửa: Lá cây có đốm trắng trên nền lá xanh đẹp mắt, cây xanh tốt quanh năm. Phù hợp trưng bày văn phòng làm việc, phòng khách, tạo nên điểm nhấn giản đơn nhưng đặc sắc. Cây còn được trồng làm đẹp cảnh quan bồn hoa, công viên, đường phố.
- Cây ngọc ngân mang ý nghĩa phong thủy: Theo quan niệm phong thủy, cây ngọc ngân còn có ý nghĩa xua đi tà khí, ma quỷ, những điều không may mắn, bất an. Vẻ đẹp thanh tao, quý phái của cây như một tấm bình phong tuy mỏng manh nhưng vô cùng chắc chắn giúp bảo vệ bạn khỏi những là khí xung quanh.
- Cây ngọc ngân mang ý nghĩa về một tình yêu chung thủy: Cây ngọc ngân còn có tên gọi khác là cây Valentine. Đúng nhưu tên gọi, cây ngọc ngân tượng trưng cho một tình yêu dịu dàng, trong sáng, một tình yêu đẹp có khởi đầu và kết thúc hạnh phúc. Chính bởi ý nghĩa đó, các cặp đôi thường tặng cho nhau một chậu cây ngọc ngân với lời chúc và mong muốn về một tình yêu thủy chung, son sắt và hy vọng có một happy ending cho cuộc tình của mình.
Cây ngọc ngân hợp mệnh gì?
Cây ngọc ngân không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà còn được biết đến là cây cảnh có thể làm sạch không khí một cách nhanh chóng. Cây có thể hút các chất độc gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Lá cây có khả năng hút các chất độc hại phát ra từ thiết bị điện tử, khói thuốc lá, giúp thanh lọc không khí, giữ ẩm cho không gian phòng của bạn, nhất là với những không gian sử dụng máy điều hòa liên tục.
Dựa theo mệnh, những tuổi thích hợp để trồng cây ngọc ngân là:
- Mệnh Kim: 1932, 1992, 1955, 2015, 1984, 1924, 1933, 1993, 1962, 2022, 1985, 1925, 1940, 2000, 1963, 2023, 1941, 2001, 1970, 2030, 1954, 2014, 1971, 2031.
- Mệnh Mộc: 1942, 2002, 1959, 2019, 1988, 1928, 1943, 2003, 1972, 2032, 1989, 1929, 1950, 2010, 1973, 2033, 1951, 2011, 1980, 2040, 1958, 2018, 1981, 2041.
- Mệnh Thủy: 1936, 1996, 1953, 2013, 1982, 1922, 1937, 1997, 1966, 2026, 1983, 1923, 1944, 2004, 1967, 2027, 1945, 2005, 1974, 2034, 1952, 2012, 1975, 2035.
- Mệnh Thổ: 1938, 1998, 1961,2021, 1990, 1930, 1939, 1999, 1968, 2028, 1991, 1931, 1946, 2006, 1969, 2029, 1947, 2007, 1976, 2036, 1960, 2020, 1977, 2037.
Cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân
Những bước trồng cây ngọc ngân
- Chuẩn bị đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng bằng cách trộn đất với phân bón hữu cơ và tro trấu,… để tăng dinh dưỡng cũng như độ tơi xốp.
- Chuẩn bị cây con: rửa sạch lá và rễ đồng thời cắt bỏ những phần rễ bị hư thối.
- Cho đất vào chậu có lỗ thoát nước. Sau đó moi lỗ và trồng cây Ngọc Ngân vào. Trồng xong bạn ém chặt đất để cố định cây rồi tưới nước để cấp ẩm cho đất. Đặt chậu cây vào nơi khô ráo, thoáng mát, tưới nước đều đặn cho cây thích nghi với môi trường mới.
Cách chăm sóc cây Ngọc Ngân
Quá trình chăm sóc cây bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:
- Nước tưới: Tùy vào điều kiện môi trường sống mà bạn cung cấp lượng nước tưới phù hợp. Đây là loài cây ưa ẩm nhưng không trữ nước. Bạn nên tưới cách ngày hoặc 2 ngày 1 làn là được. Mùa đông cần giảm lượng nước tưới. Khi tưới, tốt nhất bạn dùng vòi phun sương để tưới nhẹ nhàng vào gốc cây.
- Môi trường ánh sáng, nhiệt độ: Hãy trồng cây Ngọc Ngân ở những nơi có ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm. Hạn chế tối đa việc đặt cây ở những nơi nắng gắt. Bạn có thể trồng chúng trong nhà hoặc văn phòng làm việc. Tuy nhiên mỗi tuần bạn nên cho cây ra ngoài tắm nắng tầm 2 tiếng với ánh nắng trước 9h sáng để cây đủ nắng để quang hợp tạo dinh dưỡng. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 18 – 26 độ C. Do đó, bạn nên chọn vị trí thích hợp để cây không bị bạn chế sinh trưởng.
- Bón phân: Sau khi cây đã thích nghi với môi trường sống mới, bạn nên cung cấp phân bón để cây đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt giai đoạn cây nhảy nhánh con cũng nên bón phân. Bạn nên bón phân 2 – 3 tuần 1 lần bằng cách hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây. Có thể dùng phân hữu cơ hoặc phân hóa học.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây Ngọc Ngân thường bị bệnh vàng lá do thiếu dưỡng chất hoặc thiếu ánh sáng. Nên tăng cường cho cây phơi nắng 2 – 3 lần mỗi tuần hoặc bón phân hoặc thay đất cho cây. Ngoài ra, nhện, ve, virut, nấm hay rệp tấn công gây ảnh hưởng đến lá và thân cây. Bạn có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật phòng bệnh cho cây.
Trên đây là những chia sẻ thú vị về cây ngọc ngân. Chúc các bạn có môi ngôi nhà/ văn phòng làm việc xinh xắn có sử dụng một vài chậu ngọc ngân decor thêm xinh.