Cây Lộc Vừng với tác dụng tạo bóng mát tốt với hoa màu đỏ nổi bật ngày càng được ưa chuộng trồng trang trí ở các khu đô thị như trường học, xí nghiệp, bệnh viện, công viên,… Vậy cách trồng cây lộc vừng trong chậu như thế nào và cách chăm sóc như thế nào để đảm bảo cây phát triển tốt?
Mục Lục Bài Viết
Vài nét về cây Lộc Vừng
Cây lộc vừng có tên gọi khác là cây Mưng, tên khoa học là Barringtonia Acutangula . Cây lộc vừng là loại cây gỗ nhỏ, kích thước và đường kính gốc của cây lộc vừng sẽ khác nhau tùy vào điều kiện chăm sóc. Thông thường, đường kính của cây từ 35cm trở lên.
- Thân cây Lộc Vừng già sẽ hơi xù xì, sần sùi, có nhiều u với các cành mảnh mọc ra, kèm theo đó là tán lá khá xum xuê.
- Lá khá to, mép lá có răng cưa nên không sần sùi với mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu trắng xanh, nổi rõ gân lá.
- Lộc vừng có hoa nhỏ mọc thành chùm dài thẳng như dây pháo giấy, hoa thường có màu đỏ hoặc trắng với tua rủ xuống rất đẹp. Ngoài ra một số Lộc Vừng khác cũng có hoa màu vàng mọc ra từ ngọn cành.
Ý nghĩa cây Lộc vừng trong phong thủy
Lộc vừng trong tứ quý cây phong thủy phương Đông: Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Đối với dân chơi cây cảnh miền Tây Nam Bộ, câu nói: “ Vừng ơi! Mở cửa đón vào ” để chỉ sự may mắn, tài lộc mà cây Lộc Vừng sẽ mang lại cho gia chủ. Đặc biệt, Lộc Vừng tài lộc sẽ càng được đẩy cao khi cây đã nhiều tuổi hoặc đã già.
Lưu ý khi bứng cây Lộc Vừng hoặc mua cành về trồng
Lộc vừng vừa có tác dụng trang trí đẹp mắt, vừa mang ý nghĩa phong thủy cao nên được nhiều người ưa chuộng trồng trong sân vườn. Họ thường chọn mua những cây đã lớn để đảm bảo cây sinh trưởng và nở hoa tốt nhất. Tuy nhiên, khi nhổ cây Lộc Vừng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hướng cây : Trước khi nhổ đặt ở hướng nào thì sau khi nhổ đem trồng vẫn phải đặt ở hướng đó để không làm nhiễu loạn từ trường trong cây.
- Cần cắt bỏ hết đọt non, lá non và tỉa gọn Lộc Vừng trên cành bánh tẻ. Đối với phần ngọn rễ phải cắt thật ngọt, nếu quá trình vận chuyển bị dập phải cắt lại và bón thuốc kích thích ra rễ.
- Trồng Lộc vừng ở nơi đất tơi xốp, thoát nước tốt . Bất kỳ loại cây mọng nước nào trong thân cây không cần tưới nước trong 3 ngày đầu tiên sau khi trồng. Tuy nhiên, ngoài việc ưa nắng Lộc Vừng còn cần nhiều nước để phát triển nên khi trồng cần cung cấp cho cây một lượng nước vừa đủ. Vào những ngày nắng, tưới nhiều hơn những ngày bình thường. Khi thấy đất có dấu hiệu nứt trắng tức là đất đang thiếu nước, cần bổ sung nước cho cây ngay.
Cách trồng Lộc Vừng trong chậu
Lộc Vừng là loại cây ưa sáng và ưa nước nên tương đối dễ chăm sóc. Đối với cách trồng Lộc Vừng trong chậu để cây phát triển tốt và ra hoa cần đảm bảo những yếu tố khá đơn giản sau.
Chọn chậu phù hợp cho cây Lộc Vừng
Tuy ưa nước nhưng không vì thế mà chúng ta chọn chậu không có lỗ thoát nước .
Vì nếu nước đọng không thoát được sẽ làm rễ cũ bị thối, ức chế sự phát triển của rễ mới dẫn đến lá bị vàng, rụng dần và thậm chí là chết cây. Nên chậu có kích thước phù hợp với cây và có lỗ thoát nước mới đảm bảo cho cây phát triển.
Đất trồng Lộc Vừng trong chậu
Để trồng Lộc Vừng trong chậu, loại đất tốt nhất là đất thịt trộn với tro trấu, xơ dừa và phân bò hoai mục với tỷ lệ thích hợp. Bên cạnh đó có thể rải một lớp xỉ than dăm hoặc một lớp sỏi để tăng khả năng thoát nước.
Ánh sáng và nhiệt độ
Lộc vừng ưa sáng nên đặt cây ở vị trí có đủ ánh sáng cả 4 phía để cây có tán xòe đẹp cũng như hỗ trợ cho sự ra hoa của cây.
Nước tưới và phân bón
Đây là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng không chỉ trồng Lộc Vừng mà các loại cây khác cũng cần chú ý. Do rễ cây không tìm được nước và chất dinh dưỡng. Cần tưới nước cho cây định kỳ 2 ngày/lần, bón phân định kỳ 2 tuần – 1 tháng/lần.
Có thể sử dụng các loại phân bón như NPK, phân hữu cơ tổng hợp, phân vô cơ, phân hữu cơ hoai mục… Đối với cây con đang trong giai đoạn sinh trưởng nên bón bổ sung thêm phân lân. Và trước thời kỳ ra hoa từ 1-1,5 tháng cũng cần bón lót cho cây bằng phân lân.
Trồng Lộc Vừng trong chậu
- Bước 1 : Xé bỏ lớp vỏ ngoài của bầu trước khi trồng.
- Bước 2 : Chuẩn bị chậu và đất trồng như trên.
- Bước 3 : Đặt cây vào giữa chậu, đổ đất vào và nén chặt đất. Sau đó tưới nước giữ ẩm.
Lộc Vừng cây nhỏ khi mới trồng sẽ bị hư nên khả năng hút nước giảm. Vì vậy cần cung cấp đủ nước, đủ ẩm để cây nhanh chóng ra rễ mới. Khi cây khỏe, ra lá non chứng tỏ rễ khỏe bạn có thể giảm số lần tưới.
Cách chăm sóc cây Lộc vừng ra hoa đẹp
Cây Lộc vừng ra hoa 2 mùa vào các tháng 6 – 7 và tháng 10 – 11 âm lịch. Để chăm sóc cây lộc vừng ra hoa bạn cần tưới nước 1 đến 2 lần/ngày để giữ ẩm giúp cây mọc rễ mới.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kích thích ra hoa bằng cách tưới natri hoặc kali đậm đặc. Sau khi cây rụng hết lá, tưới nước vo gạo cho cây để bổ sung chất dinh dưỡng, cây sẽ mọc lá và mầm hoa.
Trên đây là toàn bộ thông tin đầy đủ về cách trồng cây lộc vừng trong chậu cũng như các biện pháp giúp thúc ra hoa. Chúc bạn có thể áp dụng để cây Lộc Vừng trong sân nhà phát triển, ra hoa tốt, mang lại nhiều tài lộc cho bản thân và gia đình!