Trồng cây trong chậu là giải pháp phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp không gian xanh cho nội và ngoại thất, đặc biệt đối với những khu vực hạn chế về không gian như đô thị. Bài viết này xin chia sẻ với các bạn kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu giúp chúng phát triển xanh tốt hơn. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục Lục Bài Viết
Vai trò – yếu tố ảnh hưởng đến cây cảnh
Trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi gieo hạt đến khi phát triển ổn định, cây chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên và con người như đất, nước, ánh sáng, không khí và bàn tay chăm sóc của người trồng. Đối với cây trồng trong chậu, những yếu tố này càng đóng vai trò quan trọng hơn.
- Nguồn dinh dưỡng (đất): So với cây trồng trực tiếp trên đất vườn, nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ đất luôn dồi dào, khả năng tái tạo và sản sinh dinh dưỡng từ đất mẹ luôn sẵn sàng. Nguồn dinh dưỡng từ đất trong chậu là có hạn nên cần sự chăm sóc định kỳ của con người giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng liên tục cho cây, không bị khô héo. Nguồn dinh dưỡng này lấy từ đất, phù sa, phân hữu cơ, phân vô cơ….
- Nước: Cây trồng trong chậu cần nước để khỏe mạnh và phát triển xanh tốt. Tùy theo nhu cầu cung cấp nước nhiều, trung bình hay ít cho cây trồng. Khi trồng trong chậu và đặt trong nhà, tần suất tưới nước có thể ít hơn so với cây trồng ngoài trời vì chậu có khả năng giữ nước và cây ít bị khô héo hơn so với khi bị nắng chiếu trực tiếp.
- Chậu trồng cây: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng khi trồng cây trong chậu. Cần sử dụng chậu có chất liệu và kích thước phù hợp với cây trồng để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.
- Ánh sáng: Cây đặt trong nhà thường thiếu ánh sáng tự nhiên, nhưng thông thường, chúng cũng là cây ưa bóng, chịu bóng bán phần. Ngoài vị trí đặt chậu, có thể bổ sung nguồn sáng nhân tạo bằng đèn led, đèn chiếu,…
Chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh
Khác với cây trồng trên đất vườn, nguồn dinh dưỡng và các nguyên tố luôn dồi dào từ thiên nhiên. Bản chất chúng cũng là loại cây chịu được thời tiết khắc nghiệt nên dễ trồng và dễ chăm sóc hơn so với cây trồng trong chậu hay trồng trong nhà. Chậu cây có kỹ thuật chăm sóc cầu kỳ, phức tạp hơn giúp cây có tốc độ phát triển ổn định, cành lá xum xuê.
Kỹ thuật làm đất
Đất là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng trong chậu. Rễ phát triển trong một không gian nhất định cần một nguồn dinh dưỡng đầy đủ. Trước khi trồng cần trộn đất với tỷ lệ phù hợp. Các bước chuẩn bị đất trồng chậu cây cảnh:
Bước 1: Thành phần
Đất cần có độ ẩm vừa phải, tơi xốp, giàu chất hữu cơ và độ pH thích hợp cho cây trồng. Các thành phần có liên quan đến đất trồng cây bao gồm đất, phân bón (phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục), giá thể (xơ dừa, rơm rạ, tro, trấu…) Cần đảm bảo đất sạch (không sâu bệnh), xới tơi xốp, hong đất trước khi cho vào chậu.
Bước 2: Trộn đất
Tỷ lệ đất và phân bón cũng phụ thuộc vào loại cây trồng nhất định. Bên cạnh những điều cần đặc biệt lưu ý, các tỷ lệ pha trộn dưới đây khá phổ biến đối với cây trồng trong chậu.
- Đất: tỷ lệ 1:1
- Xơ dừa: tỷ lệ 1:6
- Trấu: tỷ lệ 1:6
- Tro: tỷ lệ: 1:6
- Trộn các thành phần bằng bay hoặc xẻng.
- Đặt cây vào giữa chậu và thêm hỗn hợp đất, nén chặt bằng tay. Có thể điều chỉnh thế cây ở bước này để cây mọc thẳng và ổn định.
- Tránh đổ đầy đất vào chậu. Đối với chậu <13cm, mặt đất cách mép chậu khoảng 1 cm, đối với chậu từ 20 cm – 23 cm, khoảng cách phù hợp là 2,5 cm, đối với chậu 24 cm – 30 cm, khoảng cách phù hợp là 3,5 cm
Chăm sóc chậu cây cảnh
Sau khi trồng cây thì công đoạn chăm sóc cây cũng quan trọng không kém, đóng vai trò quyết định tuổi thọ và độ tươi tốt của cây cảnh.
Bón phân định kỳ như thế nào?
Sau một thời gian nhất định, lượng dinh dưỡng trong đất ban đầu bị cạn kiệt dần, đất trở nên khô cằn, không đáp ứng đủ cho sự sinh trưởng của cây cảnh. Định kỳ hàng tháng cần bón phân để cây phát triển tốt. Cần luân phiên bón phân urê và phân vi sinh để cải tạo đất bạc màu theo thời gian. Một số loại phân bón tốt cho nhu cầu của cây trồng như:
- Phân đạm (N): giúp lá phát triển và xanh tốt
- Lân (P): kích thích ra rễ
- Phân Kali (K): phát triển hoa, trái
- Đối với chậu cây đặt ngoài trời, tỷ lệ phân NPK là 12:6:6 (mùa xuân); 3:10:10 (mùa ngủ đông).
- Đối với cây trồng trong nhà tỷ lệ phân NPK là 10 : 10 : 10
- Trước khi bón phân cần xới đất và tưới nước giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
- Thay đổi đất mỗi năm một lần. Khi lấy cây ra khỏi chậu nên lắc mạnh để rễ ra hẳn lớp đất cũ.
Nhận biết cây thiếu nước
Để cung cấp lượng nước phù hợp cần căn cứ vào nhu cầu của từng loại cây cụ thể. Có loại ưa nước, ưa hạn hoặc cần lượng nước trung bình.
- Bạn có thể tự kiểm tra xem cây có cần nước hay không bằng cách ấn ngón tay vào đất khoảng 2,5cm. Nếu ấn xuống dễ dàng, có cảm giác ẩm ướt thì cây không cần tưới thêm. Ngược lại, cần tưới nước nếu đất khô đến mức sờ tay vào có cảm giác sần sùi.
- Cây ưa sáng thì nhu cầu nước càng cao và ngược lại.
- Cần sử dụng chậu có lỗ thoát nước hoặc có tấm thoát nước giúp không khí lưu thông tốt, tránh bị úng.
Chọn nguồn sáng phù hợp
Căn cứ vào cây ưa nắng hay ưa bóng để xác định vị trí đặt chậu cây. Đối với những loại cây cần ánh sáng mạnh, có thể đặt chậu cây ngoài trời. Nếu cần trang trí nội thất, nên đặt cây gần cửa sổ, nơi đón ánh nắng trực tiếp. Cửa sổ càng nhiều ánh sáng thì diện tích cửa và độ thông thoáng càng lớn. Cửa sổ bằng kính hoặc màn chắn sẽ hạn chế phần lớn ánh sáng.
Ngoài ra, một vị trí đầy nắng khác để đặt chậu cây là giếng trời, ban công hoặc sân thượng. Cây ưa bóng có thể đặt ở chân cầu thang, phòng khách, phòng làm việc, trên bàn làm việc… Thỉnh thoảng nên mang cây ra ngoài trời khoảng 1-2 tiếng để cây quang hợp với tự nhiên.
Chọn chậu trồng cây phù hợp
Một chiếc chậu có kích thước và độ sâu phù hợp với bộ rễ sẽ giúp chúng phát triển thoải mái, không bị đứt rễ và cây sẽ phát triển chiều cao như ý muốn.
- Đối với cây trồng ngoài trời cần chọn chậu có chất liệu tốt, không hấp thụ nhiệt, thông thoáng.
- Đối với cây trồng trong nhà có thể sử dụng chậu với nhiều loại và chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, tránh những chậu nặng. Chậu cây cảnh composite có trọng lượng nhẹ và kiểu dáng phong phú, phù hợp trang trí nội thất với cây xanh.
- Cây có rễ cọc, rễ ăn sâu cần chọn chậu có diện tích bên trong lớn, chậu có chiều cao cao… Cây thân thảo, cây mọc hoang, thân bò hoặc cây có chiều cao ổn định ở mức trung bình – thấp, có thể sử dụng chậu có chiều rộng và chiều cao thấp.
Cắt tỉa
- Thường xuyên cắt tỉa những lá úa vàng, bị bệnh để vừa giữ vẻ đẹp cho cây vừa giúp cây phát triển tốt.
- Cây cảnh có những vị trí đặc biệt cũng cần cắt tỉa để giữ được vẻ đẹp và dáng của cây.
- Dọn sạch lá rụng tránh gieo mầm bệnh, nấm mốc cho đất
Kỹ thuật phục hồi cây bị bệnh/héo
Những chậu cảnh không may gặp sâu bệnh, cần biết kỹ thuật để cứu cây.
- Đối với những cây có lá bị khô, vàng, đầu tiên cần đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời sẽ làm cây bị khô nhiệt nặng hơn.
- Tiến hành cắt bỏ lá vàng úa, tưới đủ nước cho cây.
- Bón phân đạm, lân (hòa với nước) tưới cho cây 1 lần/tuần để cây phục hồi dần. Hàm lượng ban đầu ít, tăng dần sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng.
- Khi cây bắt đầu hồi sinh tiến hành thay đất và bổ sung giá thể vào đất.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin về kỹ thuật trồng cây cảnh trong chậu đơn giản để bạn có thể dễ dàng trồng và chăm sóc các chậu cây cảnh ở nhà của mình. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.