Cây sầu riêng ưa ẩm nên cần cung cấp nước ở các giai đoạn cho cây. Tuy nhiên ở các giai đoạn quan trọng cần điều chỉnh tăng giảm lượng nước thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tìm hiểu cách tưới nước cho cây sầu riêng chuẩn nhất theo từng giai đoạn qua bài viết sau đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
Cách tưới nước cho cây sầu riêng theo từng giai đoạn
Sầu riêng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nên cần có chế độ tưới nước hợp lý cho cây. Bà con cần chú ý tạo rãnh thoát nước cho vườn, để vào mùa mưa nước không bị ngập úng, vào mùa khô làm nơi chứa nước, giúp điều tiết lượng nước trong vườn và chủ động trong nguồn nước tưới (nơi không thoát nước, tùy theo địa hình, tính chất đất).
Hiện nay, có rất nhiều hệ thống tưới tiêu phù hợp cho mọi loại cây trồng, như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới phun sương,… người làm nông cần nghiên cứu để lựa chọn hệ thông tưới thích hợp nhất cho cây trông cùa mình.
Giai đoạn cây con
Đối với những cây mới trồng, cây còn nhỏ bà con cần tủ gốc, tưới nước giữ ẩm cho cây, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ không phát triển, héo úa và chết. Ở giai đoạn mới trồng này, yêu cầu về độ ẩm của cây sầu riêng là 65-80% độ ẩm tối đa.
Chú ý tưới nước đầy đủ và kịp thời vì cây con không thể nhanh bén rễ và phát triển xanh tốt nếu lượng nước tưới không phù hợp. Cần thường xuyên xác định độ ẩm của đất để kịp thời tháo nước khi bị ngập úng tránh cây bị thối và chết. Ở giai đoạn cây con, tưới nước hợp lý giúp cây khỏe, to và nhanh đậu trái.
Lượng nước tưới tùy theo tuổi cây, mức độ khô hạn và phương pháp tưới, thông thường 20-30 lít/cây. Khoảng thời gian giữa hai lần tưới phụ thuộc vào tốc độ thoát hơi nước của đất. Nếu số lần tưới càng nhiều thì lượng nước càng ít.
Giai đoạn trước khi ra hoa
Điều tiết nước tạo khô hạn để ra hoa đều và tập trung: Tháng 12 – tháng 1 hàng năm là thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa. Áp dụng biện pháp kỹ thuật kết hợp dinh dưỡng + nước tưới. Vắt khô nước 10-15 ngày để kích thích ra hoa. Ức chế sự sinh trưởng của cây, để cây nhanh chóng chuyển sang quá trình phân hóa mầm hoa.
Nếu đất khô, cây có dấu hiệu héo úa nhưng chưa phân hóa nụ hoa thì tưới 1 lần. Tưới nhẹ cho đủ ẩm (lượng nước bằng 1/3 so với bình thường).
Sau đó tiếp tục siết nước để tạo khô hạn, đợi cây ra hoa đều thì tập trung chọn đợt hoa đó. Tỉa bỏ tất cả các hoa đã ra trước hoặc sau, nhằm trên cùng một cây, thời gian thu hoạch quả không kéo dài quá 15 ngày.
Giai đoạn ra hoa
Giai đoạn ra hoa cần tưới cách ngày giúp hoa phát triển hạt phấn khỏe mạnh, tuy nhiên cần giảm khoảng 2/3 lượng nước mỗi lần tưới trước khi hoa nở 1 tuần để giúp hạt phấn được đều, thụ phấn, đậu quả tốt. Vì phấn hoa sẽ chết khi gặp nhiều nước.
Tuy nhiên, khi giảm nước cần theo dõi kỹ để tránh hiện tượng héo rũ, héo hoa ảnh hưởng xấu đến quá trình đậu trái. Sau khi đậu trái tiến hành tưới tăng dần lượng nước trở lại mức bình thường giúp trái phát triển khỏe, chất lượng cao.
Thời gian tưới
Khi mầm hoa đã hình thành nụ hoa dài 3-4cm (Mắt cua sáng)
Tác hại của việc tưới nước quá sớm
Khi nụ hoa vừa nhú: Hoa ở đầu cành phát triển mạnh (dễ gãy cành). Các nụ hoa ở vùng mang trái rơi vào trạng thái ngủ đông, teo tóp lại, có hiện tượng hoa lá, hoa rụng gây thất thu năng suất.
Các bước thực hiện
- Bước 1 : Tưới lan đều nước từ ngoài vào trong. Ưu tiên tưới dưới tán vì rễ tơ hút nhiều nước. Khi gặp mưa trái vụ, bộ rễ này không thể hút thêm nước nên không bị tạt nước gây rụng hoa, quả.
- Bước 2 : Khoảng 2-5 ngày sau, khi lớp đất mặt bắt đầu khô, tùy theo loại đất (cát, thịt, sét). Chú ý không tưới quá nhiều trong 1 lần dễ gây sốc nước.
- Bước 3 : Vào thời điểm trước khi hoa nở 1 tuần, giảm lượng nước 2/3 mỗi lần tưới.
- Bước 4 : Sau khi đậu trái, tưới tăng dần lượng nước để trái trở lại bình thường, giúp trái phát triển khỏe mạnh
Giai đoạn đậu quả
Sau khi đậu trái, cây cần tưới đủ nước, nhất là thời kỳ trái lớn nhanh cần độ ẩm cao khoảng 70-90%. Lúc này bà con cần cung cấp đủ nước cho cây giúp trái phát triển khỏe, chất lượng tốt. Nếu không đủ độ ẩm cây sẽ bị rụng quả.
Ở thời kỳ quả chín, nhu cầu ẩm của cây thấp (50-60%) nên bà con cần điều chỉnh lượng nước tưới. Trong giai đoạn này, nếu nông dân tưới quá nhiều nước sẽ làm giảm chất lượng trái (cơm sầu riêng bị nhão) và trái chín muộn.
Cách tủ gốc giữ ẩm cho cây
Dùng rơm rạ hoặc cỏ khô phủ lên đất một lớp dày 10-20cm, cách gốc 10-50cm tùy theo kích thước của cây để giữ ẩm cho đất giảm tưới nước. Rễ sầu riêng được khô ráo sẽ giảm cơ hội cho nấm bệnh tấn công vào gốc.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây sầu riêng
- Khi phát hiện cây bị thiếu nước, không đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Tuyệt đối không được tưới nhiều mà phải tưới từ từ để tránh cây bị sốc nước.
- Cây sầu riêng không chịu úng (Đất dễ bị ngập úng). Chỉ cần úng 1 đến 2 ngày hoặc mưa kéo dài mà không thoát nước tốt sẽ làm thối rễ, lá và hoa khô và rụng, làm cây chết hàng loạt do không đủ oxy cho rễ hô hấp và môi trường. Điều này thuận lợi cho vi sinh vật gây hại tấn công bộ rễ sầu riêng. Vì vậy cần theo dõi, kiểm tra kỹ trước và trong mùa mưa để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Vai trò của nước tưới với cây sầu riêng
Nước là khối xây dựng của các sinh vật sống
Nước chiếm 90% khối lượng chất nguyên sinh và quyết định tính ổn định của cấu trúc keo nguyên sinh. Thông thường, chất nguyên sinh ở trạng thái sol thể hiện hoạt động sống mạnh mẽ. Nếu mất nước, hệ keo nguyên sinh chất có thể chuyển sang trạng thái coaxecva hoặc gel, làm giảm mức độ sống của tế bào và của cây.
Nước tham gia các phản ứng sinh hóa, biến đổi các chất trong tế bào
Nước vừa là dung môi đặc biệt cho các phản ứng, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng trong cây. Nước cung cấp điện từ H+ cho quá trình khử CO2 trong quang hợp, tham gia quá trình oxi hóa các nguyên liệu hô hấp, tham gia các phản ứng thủy phân.
Nước hòa tan phân bón là các chất hữu cơ và chất khoáng
Từ đó nó được vận chuyển đến các cơ quan cần thiết trong cây và tích lũy trong các cơ quan dự trữ. Nước là mạch máu tuần hoàn đảm bảo sự điều hòa và phân phối các chất này trong cây, quyết định năng suất kinh tế của cây.
Tóm lại, nước tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật và tham gia các biến đổi sinh hóa, hoạt động sinh lý của cây. Khi thiếu nước, mọi quá trình trao đổi chất và hoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể đều bị đảo lộn. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng bị kìm hãm dẫn đến năng suất cây trồng giảm sút.
Đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thông tưới tiêu uy tín
Nhà Bè Agri chuyên về thiết bị tưới cao cấp, hàng chính hãng, đa dạng chủng loại. Đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp tưới tổng thể cho công trình nông nghiệp và cảnh quan. Sở hữu một đội ngũ kỹ sư và sinh viên tốt nghiệp trẻ, năng động, nhiệt tình và trách nhiệm, Nhà Bè Agri tự tin có thể giúp khách hàng phân tích, tính toán và lựa chọn giải pháp, thiết bị tưới đầy đủ và tối ưu nhất.
Chúng tôi luôn hoạt động dựa trên nguyên tắc uy tín của công ty và mọi người. Thước đo của uy tín là sự hài lòng của khách hàng. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.
Các thiết bị tưới Nhà Bè Agri cung cấp và kinh doanh như béc tưới sầu riêng, ống tưới nhỏ giọt, thiết bị lọc,… đều là hàng chính hãng nhập khẩu chất lượng từ Israel, Mỹ, Tây Ban Nha… Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm của Nhà Bè Agri và cần tư vấn hoặc báo giá, xin vui lòng liên hệ qua thông tin sau:
- Số 20 Khu Biệt Thự Ngân Long, Đường Nguyễn Hữu Thọ, X. Phước Kiển, H. Nhà Bè, TP. HCM
- Phone: 19002187
- Email: nhabeagri@gmail.com
- Website: https://nhabeagri.com/
Trên đây là bài viết chia sẻ cách tưới nước cho cây sầu riêng hợp lý theo từng giai đoạn. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc vườn cây của bạn tốt nhất.