Cây lưỡi hổ – tưởng chỉ là loài cây ven đường nhưng hóa ra lại là loại cây cảnh cực đắt đỏ, được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích. Không chỉ độc đáo với vô số công dụng đối với sức khỏe và ý nghĩa phong thủy, cây lưỡi hổ còn là một trong những loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với mọi gia đình. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn chăm sóc và cách tưới cây lưỡi hổ đúng cách mà không phải ai cũng biết nhé.
Mục Lục Bài Viết
Cây lưỡi hổ là cây gì?
cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây hổ vĩ mép lá vàng (tên khoa học: Sansevieria trifasciata – chính là một loại thực vật có hoa nằm trong họ Măng tây. Cây lưỡi hổ thường được coi là cây cảnh trong nhà hoặc ngoài trời vì chịu được mức độ ánh sáng yếu và không cần tưới nước thường xuyên.
Theo nghiên cứu về không khí sạch của NASA, cây lưỡi hổ là loại cây có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại nhờ quy trình CAM của cây và khả năng hấp thụ khí CO2 vào ban đêm. Tuy nhiên, dù là loại cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và khá dễ chăm sóc nhưng bạn cũng cần chú ý đến phương pháp tưới nước cây lưỡi hổ cũng như mẹo chăm sóc hiệu quả nhất để đảm bảo chúng phát triển bền vững.
Cách chăm sóc và tưới nước cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loại cây không cần quá nhiều nước nên bạn không cần tưới quá thường xuyên hoặc tưới nhiều lần trong ngày. Do đó, bạn chỉ nên tưới nước cho cây lưỡi hổ khi lớp đất trên cùng đã khô và có thể kiểm tra bằng cách cho ngón tay vào chậu xem đất có ẩm hay không.
Ngoài ra, cách tưới cây lưỡi hổ tối ưu nhất là tưới vào gốc và xung quanh mép chậu. Tuyệt đối không tưới vào giữa cụm lá hoặc thân cây để tránh cây bị úng và chết. Nếu bạn vô tình làm nước vào những khu vực này, hãy nhanh chóng lau khô bằng khăn giấy để tránh những hậu quả không mong muốn. Lưu ý khi tưới không nên tưới quá nhiều hay quá sâu và chỉ ước lượng lớp đất tưới dày khoảng 2,5cm là hợp lý.
Các lưu ý khi tưới cây lưỡi hổ
Ngoài việc nắm rõ cách tưới nước cây lưỡi hổ hiệu quả, bạn cũng cần quan tâm đến những lưu ý này để cây phát triển tốt và đảm bảo tuổi thọ:
- Nên chọn chậu có khả năng thoát nước tốt như chậu bằng chất liệu xốp hoặc đất nung để không bị thối rễ.
- Dùng đất thoát nước tốt, khống chế độ ẩm tối đa để tránh đọng nước trong chậu làm hư bộ rễ.
- Đặt cây ở những nơi có ánh sáng gián tiếp giúp cây phát huy hết khả năng.
- Duy trì nhiệt độ trung bình cho cây trong khoảng 13 – 30 độ C, tránh nhiệt độ quá cao để cây không bị héo và nhiệt độ quá lạnh để tránh làm chết rễ cây.
- Cây lưỡi hổ mang lại lợi ích cho sức khỏe với khả năng thanh lọc không khí nhưng lại chứa một ít độc tính có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng nếu nuốt phải. Do đó, tốt hơn là để chúng xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
- Với loại cây này, bạn nên bón phân vài tuần một lần trong suốt mùa Xuân – Hè, nhưng tránh bón phân cho cây vào mùa Đông.
- Không nên cắt tỉa lưỡi hổ thường xuyên vì như vậy sẽ không giúp ích gì cho quá trình sinh trưởng mà còn có thể gây hại cho cây.
Những lưu ý quan trọng và cách tưới cây lưỡi hổ trên đây sẽ giúp quá trình chăm sóc cây lưỡi hổ của bạn dễ dàng hơn. Do đó, không cần chăm sóc quá nhiều hay tưới nước quá nhiều, cây cây lưỡi hổ của bạn vẫn sinh trưởng và phát triển lâu dài.
Các câu hỏi thường gặp về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có thể đặt ở đâu trong nhà?
Bạn có thể thoải mái đặt cây lưỡi hổ ở bất kỳ vị trí nào trong nhà mà không lo ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chúng. Do đó, bạn có thể đặt chậu cây lưỡi hổ gần cửa trang trí hoặc gần các thiết bị điện tử để hấp thụ bức xạ có hại.
Phải làm gì nếu cây lưỡi hổ bị úng rễ?
Bệnh thối rễ cây lưỡi hổ thường có tình trạng thối nhũn ở gốc cây, rễ yếu hoặc lá rũ xuống. Khi đó, bạn nên lấy cả cây ra khỏi chậu, rửa sạch rễ dưới vòi nước chảy và thấm khô bằng khăn giấy sau khi rửa. Tiếp theo, cắt bỏ phần rễ bị úng nước và trồng vào đất mới.
Cây lưỡi hổ có sâu bệnh không?
Khi trồng lưỡi hổ có thể gặp các loại sâu bệnh như bọ trĩ, rệp, nhện đỏ. Cồn và nước ấm là một trong những phương pháp hữu ích mà bạn có thể áp dụng để đuổi côn trùng trên cây trồng.
Với những chia sẻ trên mong rằng đã giúp bạn nắm được cách tưới cây lưỡi hổ cũng như cách chăm sóc để chúng luôn xanh tốt. Còn gì tuyệt vời hơn khi trở về nhà sau những giờ làm việc mệt mỏi được ngắm nhìn không gian xanh mát.